Header Ads

Header Ads

Thi công sân cỏ nhân tạo chuyên nghiệp

Làm giàu không khó

Trong vòng 2 năm qua phong trào làm sân  cỏ nhân tạo  đang tiến với tốc độ cực nhanh. Sau những nhà doanh nghiệp nhạy bén với bóng đá thì chính những con người ít nhiều liên quan đến trái bóng đã vào cuộc.

Năm 2004,  sân cỏ nhân tạo  đầu tiên ở TPHCM được làm ở trung tâm bi sắt Kỳ Hòa - quận 10. Lúc đó nhiều người bỡ ngỡ vì không biết đầu tư như thế có thành công hay không? Năm 2007, trung tâm thể thao Thành Long cũng đã có quyết định bỏ hẳn một sân cỏ thường để đổi thành 4 sân cỏ nhân tạo…

Sau một loạt sự đầu tư thành công của các nhà doanh nghiệp, người ta đã chứng kiến sự phát triển với tốc độ của cấp số nhân trong việc xây dựng sân. Chỉ tính riêng TPHCM, nay đã có khoảng gần 300 sân cỏ nhân tạo.

Giới bóng đá bắt nhịp rất nhanh. Trọng tài 3 năm đoạt danh hiệu Còi vàng Dương Văn Hiền ở TPHCM chuyển sân cỏ thường của nhà mình ở Chủ Chi thành sân cỏ nhân tạo. Giám sát trận đấu của LĐBĐVN Vũ Trọng Lợi có nghề chính là giảng viên Đại học TDTT TƯ 2 khoa Bóng đá và có cửa hàng thể thao ở Trung tâm thể thao CA TPHCM và Thành Long đã quyết định vào cuộc với 2 cụm sân cỏ nhân tạo ở Thủ Đức. Cụm 3 sân ở nhà thiếu nhi Thủ Đức đã đưa vào hoạt động và thu hút đông khách. Cụm sân ở trường cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đang gấp rút hoàn thiện để khai trương vào tháng 10 sắp tới. Bận túi bụi với đủ loại công việc, nhưng vị giám sát này tỏ ra phấn khởi và tin tưởng rằng, khoảng 1 năm rưỡi nữa, sẽ lấy lại vốn.

Sự thành công kéo những nhà kinh doanh vươn xa, ông Tường - chủ sân Kỳ Hòa ở TPHCM-là người đi tiên phong trong vai trò làm sân, nay đã chuyển sang đầu tư một hệ thống sân cỏ nhân tạo ở trường Đại học Thủy Lợi (Hà Nội). Người trông coi khu sân này không xa lạ với giới bóng đá: trọng tài Trương Thế Toàn.

Chị Thủy Trúc trước kia là trưởng bộ phận lễ tân ở Trung tâm Thành Long, sau khi chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực khác, đã quyết định quay trở lại thể thao. Chị Trúc đầu tư làm một sân cỏ nhân tạo ở phường 16 quận 8 - TPHCM. Với mối quan hệ thời còn làm việc ở Thành Long, chị Trúc được các tuyển thủ quốc gia hỗ trợ nhiệt tình bằng cách nhiệt tình tham gia trận đấu khai trương sân.

Chị Thủy Trúc cho biết: “ý tưởng của tôi xuất phát từ việc quan sát các sân cát gần đây nhưng cũng được cho thuê 50-60 ngàn/giờ. Những kiến thức thu thập từ khi làm việc ở trung tâm Thành Long giúp tôi về nhà đầu tư sân. Đổ ra vài trăm triệu đầu tư sân nhưng với lịch đăng ký sân hàng tháng, hàng tuần chen kín, tôi tin rằng mình làm thành công. Tôi dự định trong thời gian tới sẽ đầu tư thêm khoảng 2 sân nữa ở các địa bàn lân cận”. Chị Trúc cảm thấy tự hào với việc tham gia đầu tư vào thể thao “bọn trẻ con đi đá bóng vừa khỏe vừa tránh xa những cám dỗ, tệ nạn và đó cũng là một việc làm có ý nghĩa”. Chị Trúc cho biết, mình thường giảm giá cho học sinh để thu hút các em chơi thể thao.

Giới cầu thủ cũng quyết tâm không đứng ngoài cuộc. Thủ môn Nguyễn Thế Anh đang chơi cho B.BD đầu tư 2 sân cỏ nhân tạo ở khu Thuận An. Tuy ra sau nhiều sân khác nhưng với kiến thức của một cầu thủ, Thế Anh tự tin: “Sân cỏ nhân tạo của tôi nhập loại cỏ đắt tiền và có thể nói là sân đẹp nhất ở Bình Dương”. Phấn khởi với hoạt động kinh doanh, Thế Anh còn đang định tổ chức một giải đấu mini dành cho các cầu thủ trẻ để phát triển phong trào.

Ý tưởng kinh doanh của Thế Anh được đồng đội Đặng Đình Đức hưởng ứng nhanh chóng. Đất do gia đình có sẵn và kết hợp với việc thuê thêm đất từ người quen, Đình Đức đang làm 2 sân cỏ nhân tạo ở khu vực cầu Ông Bố - Lái Thiêu (Bình Dương). Với diện tích 5 héc-ta, Đình Đức định làm cả các quầy bar, bàn bida… xung quanh hệ thống sân của mình.

Không chỉ dừng lại ở những sân này. Cả Thế Anh và Đình Đức còn đang mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình với việc tìm mặt bằng để đầu tư. Họ thậm chí còn có ý định vươn xa ra các địa phương khác như Đà Lạt, Nha Trang và Nghệ An để làm sân.

Dường như những thông tin từ những “ông chủ” này cũng đang kích thích những người khác. Công Mạnh (Hòa Phát Hà Nội) cũng đang có ý định mang tiền về quê đầu tư  làm sân cỏ nhân tạo . Cuộc đầu tư làm sân mini cỏ nhân tạo chắc chắn sẽ không dừng lại ở những cái tên trong bài viết này.

Thủ môn Đặng Đình Đức: “Nhiều cầu thủ giải nghệ hụt hẫng vì không có nghề nghiệp gì. Chính thế mà tôi rất tâm đắc với việc đầu tư làm sân cỏ nhân tạo. Đó, vừa là một sự đảm bảo về kinh tế trong tương lai vừa có sự kết nối với đam mê của mình. Ngoài ra, vốn kiến thức từ bóng đá cũng giúp mình  quản lý sân bóng  tốt hơn”

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.